Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 1 2018 lúc 11:49

HƯỚNG DẪN

- Nhận xét: Đô thị tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng (Bắc Bộ, Nam Bộ) và ven biển (miền Trung); thưa thớt ở miền núi.

- Giải thích:

+ Do tác động của công nghiệp hoá đến đô thị hoá, nên sự phân bố đô thị có sự phù hợp với sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp (Xem câu hỏi về chứng minh sự phân bố dân cư đô thị nước ta phù hợp với sự phân bố của hoạt động công nghiệp ở trên).

+ Đô thị phân bố tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên...); vị trí địa lí, quần cư, giao thông, thị trường... Ngược lại, những khu vực ít hoặc không có đô thị là do gặp khó khăn về các yếu tố trên

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 4 2018 lúc 4:08

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Quy mô: Chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ.

- Phân cấp:

+ Hai đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

+ Năm đô thị trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

+ Các đô thị trực thuộc tỉnh: (kể tên một số đô thị)

- Chức năng:

+ Chủ yếu nhất là công nghiệp và hành chính: Các đô thị ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, ở Đông Nam Bộ, dọc Duyên hải miền Trung...

+ Cảng biển và hành chính: Đà Nẵng, Quy Nhơn...

+ Chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước: Hà Nội.

+ Văn hóa, du lịch: Huế, Hội An...

- Phân bố: Tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.

b) Giải thích

- Do nước ta đang ở trong quá trình công nghiệp hóa, kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa vẫn còn chậm, trình độ công nghiệp hóa ở nước ta còn hạn chế, nên ít có đô thị lớn.

- Các đồ thị có lịch sử phát triển khác nhau, nhưng phần lớn ban đầu là các trung tâm hành chính và kinh tế của địa phương, sau này phát triển lên vẫn giữ chức năng ban đầu. Một số đô thị nằm ở cửa sông ven biển, hoạt động kinh tế gắn với cảng biển. Một số đô thị khác do vị trí trong lịch sử phát triển, hiện nay trở thành nơi giàu tài nguyên nhân văn để đẩy mạnh phát triển văn hóa, du lịch...

- Đồng bằng và ven biển nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho quần cư đô thị và phát triển kinh tế. Nhìn chung, ở khu vực này thường có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận hòa, giao thông (kể cả đường sông, đường biển và đường bộ) thuận tiện.

Trên cơ sở thuận lợi về tự nhiên, khu vực đồng bằng và ven biển đã phát triển mạnh các hoạt động kinh tế, trong đó tập trung ở các đô thị là hoạt động phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và thương mại...).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 9 2019 lúc 4:53

HƯỚNG DẪN

- Các đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung chủ yếu ở dọc ven biển (Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An, Dung Quất, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang - Tháp Chàm, Phan Thiết).

- Nguyên nhân:

+ Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên: Địa hình tương đối bằng phẳng và có diện tích tương đối rộng, đất đai tốt, khí hậu thuận hòa, nguồn nước dồi dào, có phần hạ lưu và cửa sông rộng, đường bờ biển dài có nhiều vũng, vịnh...

+ Điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi: Dân cư tập trung đông, nguồn lao động dồi dào và có kinh nghiệm trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thương mại; kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, giao thông (đường sông và đường biển, đường bộ) thuận lợi với các vùng trong cả nước và cả nước ngoài...

Bình luận (0)
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 4 2018 lúc 13:23

Đô thị nước ta phân bố không đều giữa các vùng.

- Các đô thị lớn tập trung ở hai vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: có 2 đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người là Hà Nội (đô thị đặc biệt), Hải Phòng (đô thị loại 1) cùng các đô thị quy mô dân số trên 100.000 người như Thái Nguyên, Nam Định, Hạ Long (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình,... (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000- 200.000 người) và các đô thị có quy mô dân số nhỏ hơn (dưới 100.000 người).

+ Đông Nam Bộ: có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất (đô thị đặc biệt, quy mô dân số trên 1 triệu người), tiếp theo là Biên Hòa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), Vũng Tàu (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thủ Dầu Một (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100000 - 200000 người), Bà Rịa (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100000 người) và các cấp đô thị nhỏ hơn như Tây Ninh, Đồng Xoài.

- Ở vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, các đô thị tập trung thành dải.

+ Duyên hải miền Trung: Các đô thị tập trung chủ yếu ở ven biển, trong đó lớn nhất là Đà Nẵng (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp theo là Huế (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thanh Hóa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Hà Tĩnh, Đồng Hới, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Rang - Tháp Chàm (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người),...

+ Đồng bằng sông Cửu Long:  đô thị tập trung thành dải ven sông Tiền, sông Hậu khá rõ rệt. Đô thị lớn nhất vùng là Cần Thơ (đô thị loại 2, quy mô dân số lừ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Long Xuyên, Rạch Giá (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Mỹ Tho (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Tân An, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Châu Đốc, Sóc Trăng, Cà Mau (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Trà Vinh, Bạc Liêu (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).

- Ở miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có mức độ tập trung đô thị thấp, quy mô đô thị nhỏ hơn so với  vùng trên.

+ Miền núi Bắc Bộ: các đô thị Sơn La, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100.000 người), Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghĩa Lệ, Tuyên Quang (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người),...

+ Tây Nguyên: đô thị lớn nhất là Buôn Ma Thuột (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), tiếp theo là Đà Lạt (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Kon Tum, Pleiku, Bảo Lộc (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), An Khê, A Yun Pa, Gia Nghĩa (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 7 2019 lúc 3:26

HƯỚNG DẪN

- Các nơi tập trung nhiều đô thị, nhất là đô thị có quy mô lớn và trung bình thường ở các khu vực tập trung công nghiệp: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, dải công nghiệp Đông Nam Bộ; tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.

- Các nơi có ít đô thị và nhiều đô thị có quy mô nhỏ thường là ở vùng có hoạt động công nghiệp thưa thớt và hạn chế phát triển, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, miền núi gò đồi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ...

- Nguyên nhân sự phù hợp về phân bố giữa đô thị và phân bố hoạt động công nghiệp là do tác động chủ yếu của công nghiệp hóa đến đô thị hóa, sự hình thành và phát triển các đô thị liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công nghiệp.

- Dân số đô thị nước ta ngày càng tăng nhanh do các nhân tố tác động:

+ Quá trình công nghiệp hóa phát triển làm tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh, mở rộng đô thị đã có hoặc làm xuất hiện đô thị mới, phổ biến lối sống đô thị rộng rãi.

+ Điều kiện sống ở các đô thị tốt hơn ở các vùng nông thôn.

+ Ớ đô thị dễ kiếm việc làm phù hợp với trình độ và có thu nhập.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 12 2018 lúc 9:25

a) Nhận xét

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 3 2017 lúc 4:09

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, nhận xét không đúng là tất cả các vùng đều có ít nhất 1 đô thị quy mô dân số từ 500001-1000000 người, vì có nhiều vùng không có đô thị quy mô từ 500001-1000000 người như Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên

=> Chọn đáp án D

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 5 2017 lúc 15:09

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người ở nước ta là Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.

=> Chọn đáp án B

Bình luận (0)